Google

Twitter tung đường dẫn T.co thay cho Twitter.com

Hôm nay Twitter đã công bố chính thức việc sử dụng đường dẫn www.t.co dùng như 1 shortcut để vào trang chủ của Twitter.

Twitter là 1 dịch vụ thông báo tin tức mới nhưng đặc biệt các tin này bị giới hạn bởi 140 ký tự. Do đó, nếu đường link của bạn đã chiếm 80 ký tự thì bạn chỉ có thể dùng 60 ký tự để note mà thôi.

Đây là công bố của Twitter " Chúng tôi đang làm một loạt các chức năng để làm Twitter dễ sử dụng hơn và hôm nay chúng tôi chính thức công bố điều mà nhiều người sử dụng twitter đòi hỏi đó là đường dẫn rút gọn của Twitter tại địa chỉ www.t.co".

Thegioidientu.com chính thức đổi tên thành Dienmay.com

Từ 10/6/2011, thương hiệu siêu thị điện máy Thegioidientu.com sẽ chính thức đổi tên thành Dienmay.com. Website www.thegioidientu.com cũng đươc đổi thành www.dienmay.com đồng thời thay đổi toàn diện về cấu trúc, chức năng nhằm mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh online của Dienmay.com trong thời gian tới. Tên miền www.dienmay.com được định giá đến 10 tỷ đồng.

Với lĩnh vực kinh doanh gồm các ngành hàng đa dạng bao gồm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, điện thoại di động, laptop, kỹ thuật số… tên thương hiệu Dienmay.com được BGĐ Công ty CP TM Thế Giới Điện Tử (chủ sở hữu của thương hiệu Thegioidientu.com, nay là Dienmay.com ) đánh giá rất cao vì sự dễ nhận biết, dễ nhớ và tính bao quát của nó.

Cũng như Thegioidientu.com trước đây, Dienmay.com sẽ tiếp tục sử dụng Chung một số đặc điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu Thegioididong.com như màu sắc vàng đen, font chữ, cách thức in nghiêng cùng logo hình nhân nhằm khẳng định tên tuổi, gia tăng niềm tin nơi khách hàng, đồng thời không gây Ra sự nhầm lẫn với thương hiệu "mẹ" Thegioididong.com.

Cùng với việc đổi tên thương hiệu, website www.thegioidientu.com cũng được đổi thành www.dienmay.com. Dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 8/2011, website được kỳ vọng sẽ giúp tăng trưởng doanh thu online cho Dienmay.com trong vòng 6 tháng sau khi hoàn tất phiên bản mới lên gấp 3 lần mức doanh thu online hiện nay

.Để thực hiện mục tiêu trên, Dienmay.com đang nỗ lực hoàn thiện 3 kế hoạch công việc lớn: Xây dựng nội dung cho www.dienmay.com trở thành website số 1 tại Việt Nam về thông tin sản phẩm và tin tức sản phẩm cũng như diễn đàn trao đổi thông tin; thiết kế website hoàn thiện để có tốc độ tải dữ liệu nhanh, giao diện chuyên nghiệp và các công cụ, chức năng vượt trội, thiết kế web chạy nhanh và kỹ thuật lập trình tối ưu; triển khai kế hoạch marketing dài hạn cho Dienmay.com.

Ông Đinh Anh Huân- TGĐ siêu thị Dienmay.com cho biết: "Trong lĩnh vực điện máy, với những lợi thế về online trong SEO của tên miền này cùng với chiến lược tập trung vào bán hàng online của Dienmay.com thì giá trị tên miền này theo đánh giá của tôi là không dưới 10 tỷ đồng. Với tên miền này, nếu biết cách tận dụng hiệu quả lợi thế trên môi trường online thì có thể có được hơn 3 triệu lượt khách hàng vào website www.dienmay.com mỗi tháng mà hầu như chi phí không đáng kể. Tên miền này hiện nay có trung bình hơn 100.000 người search/ngày. Nếu nhân lượng khách hàng trên cho 1 năm sẽ có 36 triệu khách hàng biết tới www.dienmay.com. Như vậy, giá trị của tên miền này theo định giá 10 tỷ để có lượng khách hàng trên trong một năm là rất thấp và hiệu quả".

 

Theo: VTC News

Đầu tư tên miền đẹp

Hoạt động với tên miền thegioidientu.com hồi tháng 12 năm ngoái, nhưng gần đây, hội đồng quản trị của công ty Thế Giới Điện Tử đã quyết định chuyển sang tên miền mới: dienmay.com từ ngày 10.6.2011.

Theo giải thích của ông Đinh Anh Huân, giám đốc Thế Giới Điện Tử, việc đổi sang tên miền mới nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin các sản phẩm điện máy trên mạng. Tiêu chí về độ chú ý, theo doanh nghiệp này, dựa trên kết quả tìm kiếm trên Google. Ông Huân cho biết: "Việc mua lại tên miền dienmay.com mất khoảng 180 triệu đồng, nhưng chúng tôi vẫn quyết định thay đổi". Gõ từ khoá "điện máy" trên Google cho kết quả là 181 triệu lượt có liên quan đến từ khoá trên xuất hiện, còn gõ "điện tử" kết quả là 111 triệu lượt. Cũng theo ông Huân, doanh nghiệp còn phải đầu tư để địa chỉ website xuất hiện ở vị trí tốt nhất trên các công cụ tìm kiếm.

Không riêng gì doanh nghiệp trên chăm chút cho tên miền. Trong tháng tư, nhà phân phối Brightstar tại Việt Nam đã chi gần 50 triệu đồng để mua lại tên miền: baohanhdienthoai.vn. Ngày 21.5, webstie này được đưa vào hoạt động thay cho tên cũ baohanhdtddbs.vn khó nhớ với khách hàng. "Phải thêm nhiều cách để khách hàng nhận diện địa chỉ mới. Chúng tôi tin rằng đã đầu tư tên miền đẹp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng", ông Hưng khẳng định.

Chuyển sang tên miền mới thietkexaydungVTH.com và VTHcompany.com từ ngày 15.5.2011, website của công ty tư vấn thiết kế xây dựng Nhất Nam Việt có lượng truy cập thay đổi đáng kể. Theo ông Trần Quốc Trung, quản lý website, lượng truy cập địa chỉ cũ cao nhất chỉ có 100 lượt/ngày, còn từ khi chuyển sang địa chỉ mới, ngày ít nhất có khoảng 300 lượt truy cập, còn ngày cao nhất là 1.000 lượt. "Kết quả trên chưa như mong đợi nhưng bước đầu như vậy là tốt rồi. Khi khách hàng tìm kiếm những thông tin về "thiết kế xây dựng" sẽ gõ cụm từ này nhiều hơn, ít AI gõ "Nhất Nam Việt", ông Trung chia sẻ thêm.

Với 21 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam, tìm kiếm trên mạng là một trong những hành vi chủ yếu khi sử dụng Internet. Việc có địa chỉ đẹp, dễ nhớ, thân thiện với công cụ tìm kiếm, có thể ví như có một vị trí đắc địa để hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp lọt vào tầm ngắm của người dùng. Từ vị trí đẹp đến ngôi nhà đẹp, giữ chân được khách và đủ sức hấp dẫn để khách quay trở lại là một tiến trình dài. Chỉ cần không cập nhật thường xuyên, tải thông tin chậm thì miếng đất vàng tên miền chỉ dừng lại ở mức… tiềm năng.

Theo SGTT

Những tên miền hứa hẹn đắt giá hơn cả sex.com

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

EveryDNS.NET sắp đóng cửa dịch vụ

EveryDNS.NET được biết đến như một dịch vụ cung cấp Free DNS được khá nhiều webmaster Việt Nam tín nhiệm và sử dụng. Bản thân mình cũng có hơn chục domain đang sử dụng DNS tại dịch vụ này. Thế nên tin EveryDNS đóng cửa được xem như một gáo nước lạnh dội thẳng vào cộng đồng webmaster Việt Nam.

Manh nha nghe ngóng thông tin về việc EveryDNS được mua lại bởi DynDNS vào tháng 1 làm khá nhiều người sử dụng dịch vụ tại đây. Tuy nhiên, nghe ông bạn mình bảo ông chủ của EveryDNS tuyên bố miễn phí suốt đời làm mình khá yên tâm. Rồi hôm nay nhận được thông tin nó sẽ đóng cửa vào ngày 31/08/2011 một lần nữa làm mình cảm thấy bất an.

Bất an ở đây không phải là việc nó đóng cửa sẽ như thế nào mà là bất an bởi thông tin chuyển từ EveryDNS.NET sang DynDNS khá là …

Câu chuyện chuyển đổi từ EveryDNS sang DynDNS

Việc các công ty lớn mua lại một dịch vụ miễn phí có sẵn một khối lượng người dùng đông đảo không có gì là lạ nhưng cách DynDNS đối xử với người dùng miễn phí của EveryDNS làm mình khá buồn. Nhân đây mình cũng xin viết Ra trải nghiệm của mình để bạn nào đang sử dụng dịch vụ của EveryDNS biết thêm tí thông tin.

Nghe theo email mình nhận được về vấn đề chuyển đổi từ EveryDNS sang DynDNS sử dụng, mình hăm hở đăng ký tài khoản theo hướng dẫn. Cái bất ngờ đầu tiên của mình là DynDNS không phải một sản phẩm đăng ký miễn phí. Để trở thành thành viên của DynDNS bạn phải đóng một mức phí khởi tạo là 4,95$. Theo như thông báo từ phía nhà cung cấp, số tiền này sẽ được khấu trừ ngược lại cho người dùng khi họ sử dụng các dịch vụ có trả phí của DynDNS.

Uhm ! Thì thôi, xem như 1 khoản đóng góp để bên phía công ty họ phát triển và duy trì các dịch vụ miễn phí cho người dùng cũng được.

Vậy là mình hăm hở lôi cái thẻ Visa Ra đóng ngay 4,95$ cho bên DynDNS với hi vọng tài khoản sẽ hoạt động.

Tài khoản hoạt động thật !

Nhưng tài khoản cần trải qua thêm 1 bước nữa là đăng ký dịch vụ sử dụng. Các thông tin đăng ký dịch vụ như sau:

Các dịch vụ của DynDNS

Các dịch vụ của DynDNS

Phát này mình mới thật sự ngã ngửa !

Thì Ra dịch vụ miễn phí EveryDNS sau khi mua lại đã bị hủy bỏ hoàn toàn và sẽ hết hạn từ ngày 31/08 tới. Các dịch vụ còn lại của DynDNS đều là có phí và chia làm 2 loại tài khoản 30$/năm(tài khoản thường) và 30$/tháng(tài khoản VIP) bên cạnh đó là hàng loạt dịch vụ khác của DynDNS.

Mặc dù xem ngoài trang chủ thì chữ FREE được đặt khá nổi bật.

Dịch vụ free DNS

Dịch vụ free DNS

Viết tới đây mình bức xúc quá trời ! Biết vậy mình đã không "cúng" cho nó 4,95$. Mặc dù đây là số tiền không lớn lắm (sau khi charge phí giao dịch thì số tiền này lên khoản 6,5$) nhưng giờ chả lẽ lại tiếp tục "cúng" cho dịch vụ của nó thêm 30$ nữa để sử dụng 1 năm ?

Thôi thì bỏ luôn vậy. Qua đây mình cũng muốn nhắc nhờ bạn nào đang sử dụng dịch vụ của EveryDNS.NET muốn chuyển sang DynDNS thì nên cân nhắc lại. Giờ dính hơn chục cái domain ở bên đó phải tìm cách "giải cứu" thôi.

Sử dụng dịch vụ DNS miễn phí nào ?

Qua trao đổi với 1 số bạn bè mình quen biết, mình cũng được giới thiệu 1 số dịch vụ DNS miễn phí khác. Hiện tại các dịch vụ DNS này mình chưa sử dụng nhưng cũng giới thiệu đến mọi người để mọi người cùng nghiên cứu tính khả thi và có lựa chọn riêng cho mình.

1. Sử dụng dịch vụ DNS riêng của nhà cung cấp dịch vụ

Hiện nay hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam đều có máy chủ DNS riêng khá tiện lợi. Điển hình như PAVietnam, Mắt Bão… đều có dịch vụ máy chủ trung gian riêng cho bạn nếu bạn mua tên miền từ họ. Ngoài Ra các nhà cung cấp dịch vụ khác ở nước ngoài, một số cũng có dịch vụ DNS miễn phí như Goddady. Mình cũng toàn mua tên miền trên Goddady nên những chố khác không biết có không, mọi người bổ sung thông tin giúp mình nhé.

2. Sử dụng VDNS.VN

Đây là một dịch vụ của Việt Nam, mình cũng đang có ý định sử dụng dịch vụ này cho các tên miền tiếng Việt mua tại FPT (vì FPT không có máy chủ trung gian riêng phục vụ khách hàng mà làm trực tiếp với VNNIC). Thông tin bên lề là dịch vụ này cho phép sử dụng số lượng tên miền lên đến 100 tên miền.

3. ZoneEdit.com

Dịch vụ này đã tồn tại khá lâu và phù hợp với các bạn sính ngoại không thích xài hàng nội do không yên tâm về tính an toàn(dù sao thằng nước ngoài nó có ăn cắp nữa nó cũng không hiểu tiếng Việt nên rủi ro cũng thấp hơn tí chút). Cũng như anh chàng vDNS.VN, mình cũng chưa sử dụng, chỉ đơn giản giới thiệu cho các bạn thôi.

Lời kết

Mình cũng đang phân vân trong việc lựa chọn 1 nhà cung cấp dịch vụ Free DNS để chuyển domain từ EveryDNS.NET về. Thời gian dịch vụ này đóng cửa còn dài nên mình cũng không vội gì tháo chạy mà cứ ngồi lựa chọn trước đã. Bình tĩnh vẫn hơn.

Vấn đề mà mình lo nhất khi chọn mặt gửi vàng đó là dịch vụ nào sẽ tồn tại thời gian dài(?). Hay lại sau một thời gian thu hút được 1 số lượng người dùng nhất định lại được mua bán sang một nhà cung cấp dịch vụ khác hoặc chính bản thân họ đứng ra thu phí dịch vụ ? Xu hướng chung của các dịch vụ miễn phí đều dẫn đến việc thu phí không cách này thì cũng cách khác, không hình thức này cũng hình thức khác.

Mua bán tên miền liên hệ: info@elec.vn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More