Google

Đừng ngộ nhận giữa lượt tìm kiếm với giá trị của từ khóa trên tên miền

Hiện có rất nhiều domainer trong quá trình săn tên miền (domain) đã đánh giá tương đồng giữa lượt tìm kiếm với giá trị từ khóa. Điều này là điều sai lầm phổ biến trong việc đánh giá domain và khả năng tạo giá trị của domain.

1. Lượt tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm là gì?

Đó chính là số lần người sử dụng tìm kiếm trên thanh công cụ. Số liệu này thể hiện mức độ quan tâm của cộng đồng với từ khóa.

Để thấy được lượng truy cập, công cụ mà tôi hay dùng là Google Adwords

2. Giá trị tài chính của từ khóa:

Giá trị từ khóa là khả năng sinh lời và kiếm tiền, thông qua các hình thức PPC, thông qua việc bán được hàng, thông qua khả năng tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm.

3. Tại Sao lượt tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm chưa đủ để đánh giá giá trị của từ khóa trên tên miền (domain)?

Giả định chúng at có 2 từ khóa là "nghe nhạc" và "tinh dầu". Điều hẳn nhiên từ khóa "nghe nhạc" sẽ có lượt truy tìm gấp hàng chục lần so với từ khóa "tinh dầu". Nhưng...

Đối tượng tìm kiếm từ khóa "nghe nhạc" hầu hết không muốn trả tiền mà chỉ muốn nghe miễn phí. Như vậy, dù lượt tìm kiếm nhiều, nhưng liệu "nghe nhạc" có đem lại doanh thu cho chủ đầu tư không?

Bên cạnh đó, hiện có một nghịch lý đó là nếu từ khóa càng nhiều lượt truy vấn, càng nhiều người tìm kiếm thì lại có nhiều trang cạnh tranh và việc đưa lên trên đầu của thanh công cụ tìm kiếm sẽ gây khó khăn hơn.

Ngược lại, với từ khóa "tinh dầu", mặc dù số lượng tìm kiếm không cao nhưng đối tượng tìm kiếm lại có khả năng đem lại tiền cho chủ đầu tư cao hơn. Đó là lý do tại Sao một số từ khóa, giá trị Pay per click khi Parking lại rất cao nhưng một số từ khóa tỉ lệ PPC thì rất thấp.

Do đó, khi đầu tư vào 1 tên miền (domain) Keywords, các domainer nên lưu ý đến vấn đề này. Chúc các bạn có thể "săn" cho mình những domain có giá trị (giá trị tài chính).

Theo - Domain.name.vn

Các mô hình kinh doanh mới và cơ hội săn tên miền cho domainer

Các đây vài năm, một số mô hình kinh doanh hầu như còn xa lạ với mọi người thì giờ đây, những cái tên như TVshopping, iShopping, GroupShopping đã không còn xa lạ với chúng at nữa mà nó là một phần trong tiến trình phát triển thương mại.

Biết đón đầu những mô hình, những sản phẩm mới là bí quyết thành công đặc biệt quan trọng của các domainer. Khi sự việc đã quá rõ ràng, AI cũng biết mô hình, sản phẩm đó đang "nóng" thì lúc này cơ hội dành cho bạn là con số không. Hôm nay, tôi xin điểm qua một số mô hình kinh doanh mới và biết đâu các bạn có ý tưởng gì đó cho việc săn tên miền của mình thì Sao?

Vậy các môi hình trên là gì? Điểm lợi thế và bất lợi của nó là gì?

1. TVShopping:

Đây là mô hình du nhập vào Việt Nam chỉ hơn 2 năm qua, và đây là mô hình rất phát triển tại Trung Quốc, quốc gia rất gần chúng at.

Đặc điểm của mô hình này là sản phẩm sẽ được quảng cáo thành 1 show trên TV, sau đó người mua có thể đặt hàng qua điện thoại, sau đó sẽ có người giao hàng đến tận nhà.

Lưu ý, đây là mô hình TVshopping chứ không phải là Homeshopping như mọi người thường nghĩ. Có thể do bị ảnh hưởng bởi công ty Viet Home Shopping chăng?

Ưu điểm:

Sức LAN tỏa rộng và nhanh do sự phát triển của TV và các kênh truyền thông đã và đang rộng khắp tại Việt Nam.

Nhược điểm:

Chi phí sản xuất show truyền hình cao. Ngoài chi phí sản xuất, người sử dụng mô hình này còn phải trả phí phát sóng. Điều này không phải công ty nào cũng có thể áp dụng.

Không có khả năng lưu trữ lâu dài và xem bất cứ lúc nào. Do tính chất của show truyền hình, nên khi phát sóng xong thì coi như xong. Bẵng đi 1 thời gian nếu không tiếp tục phát sóng, thương hiệu sẽ hầu như bị lãng quên.

2. GroupShopping

Đây là mô hình nhiều người cùng mua 1 sản phẩm (tại Việt Nam gọi là mô hình "mua Chung" hoặc "cùng mua") với số lượng người mua được định trước và thời gian được định trước. Khi đủ số lượng yêu cầu trong thời gian yêu cầu thì sản phẩm được bán với giá niêm yết (thường rất rẻ so với thị trường).

Mô hình này là mô hình dùng số đông để thu lợi nhuận hoặc dùng hình thức này để quảng bá sản phẩm. Công cụ truyền thông thường thực hiện là Internet.

Ưu điểm:

Thu hút được người mua và người bán. Cả 2 đối tượng cùng được các quyền lợi mong muốn.

Nhược điểm

Người mua có cảm giác ức chế nếu giao dịch không thành công. Ngoài Ra, do phải có thỏa thuận nên sản phẩm không được đại trà và nhiều như các mô hình khác. Đây là mô hình phù hợp với tiếp thị hơn là kinh doanh.


3. IShopping

Đây là mô hình đã quá quen thuộc tại Việt Nam. IShopping là mô hình kinh doanh qua Internet hay được gọi là kinh doanh qua mạng hay kinh doanh trực tuyến.

Mô hình này đang nở rộ tại Việt Nam thông qua 2 hình thức:

Hình thức thứ nhất là hình thức e-store cho phép các cửa hàng, công ty đưa sản phẩm của mình vào sàn ishopping. Sàn iShopping được cấu trúc tốt và tối ưu hóa từ khóa nhằm quảng bá sản phẩm của đối tác. Nếu có giao dịch, có thể chủ sàn iShopping sẽ làm trung gian giao dịch hoặc chủ cửa hàng sẽ tiến hành trực tiếp.

Các sàn iShopping lớn tại Việt Nam theo mô hình này là Chợ điện tử, ebay Việt nam.

Hình thức thứ 2 là hình thức đánh giá sản phẩm (cung cấp thông tin) và tiến hành so sánh giá giữa các cửa hàng. Đây là mô hình phát triển hơn mô hình e-store đơn thuần. Các sàn iShopping lớn theo dạng này là aha, Vật giá (lai giữa 2 mô hình).

Ưu điểm:

Chi phí gia nhập ngành hợp lý và tương đối dễ.
Tối ưu hóa được việc tìm kiếm thông tin trước khi Ra quyết định mua hàng.
Có thể tìm kiếm và truy xuất, giao dịch bất cứ lúc nào.

Nhược điểm:

Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt (do quá nhiều ưu điểm) nên để phát triển cần có chiến lược hợp lý và nguồn lực lớn.
Tâm lý còn e ngại khi than toán trực tuyến. Nhưng tâm lý này chắc chắn sẽ dần thay đổi.

Như vậy, chỉ trong vài năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới. Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên nền tảng của các mô hình trong tương lai đều sẽ dựa vào Internet và mô hình iShopping sẽ dần là mô hình chủ đạo. Trong một tương lai gần, iShopping có thể tích hợp cả TVshopping, GroupShopping và mô hình iShopping truyền thống.

Đến lúc này, bạn có ý tưởng nào để đầu tư tên miền cho các mô hình tương lai chưa?

Chúc các bạn săn được tên miền mình cần.

Theo - Domain.name.vn

Từ khóa trên tên miền ảnh hưởng thế nào đến SEO?

Một câu hỏi rất rất nhiều tranh cãi hiện nay là từ khóa trên tên miền (domain name) ảnh hưởng thế nào đến kết quả trong tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm (SEO)? Hiện có rất nhiều quan điểm về việc này. Có người cho rằng ảnh hưởng rất ít (đối với Google), một số lại cho rằng rất quan trọng.

Để làm rõ điều này, tôi xin gửi các bạn bản báo cáo về "Ranking Factor - 2009" của SEOmoz:

Keyword sử dụng bất cứ nơi đâu trong Title Tag
Kết quả: 66% --> mức độ quan trọng rất cao

Keyword sử dung trong từ hoặc cụm từ đầu tiên trong Title Tag
Kết quả: 63% --> mức độ quan trọng cao

Keyword sử dụng trong tên miền (Domain Name) (e.g. Keyword.com)
Kết quả 60% --> mức độ quan trọng cao

Keyword sử dụng bất cứ nơi đâu trong H1 Headline Tag
Kết quả: 49% -> mức độ quan trọng vừa phải

Keyword sử dụng trong text có đường link nội bộ
47% -> mức độ quan trọng vừa phải

Keyword sử dụng đối với text có đường link bên ngoài
46% --> mức độ quan trọng vừa phải

Keyword sử dụng trong Subdomain Name (e.g. Keyword.seomoz.org)
42% --> mức độ quan trọng thấp

Keyword sử dụng trong Folder trên URL (e.g. Seomoz.org/folder/keyword.HTML)

38% --> mức độ quan trọng thấp

Keyword sử dụng trong trang Page Folder trên URL (e.g. Seomoz.org/keyword/page.HTML)
37% --> mức độ quan trọng thấp

Keyword sử dụng trongMeta Keywords Tag

5% --> mức độ quan trọng rất thấp

Đối với khảo sát của SEOmoz là như vậy, riêng cá nhân tôi, tôi vẫn cho rằng keywords trên tên miền (domain) đáng tin cậy hơn.

Ví dụ giữa 2 tên miền (domain) có nội dung và chiến lược SEO giống nhau. Giả định tác động của keywords trong từ khóa tên miền không ảnh hưởng đến mức độ tối ưu của SE:

2 domain đó là e.com.vnmua-ban.vn

Nếu dùng từ khóa "mua ban" để SEO, giả định cả 2 cùng xuất hiện trong trang đầu tiên của Google, bạn sẽ vào trang nào? www.mua-ban.vn hay www.e.com.vn? Chắc chắn trang www.mua-ban.vn sẽ đem lại cho bạn sự tin tưởng hơn và hiển nhiên việc nhắp vào trang web này sẽ nhiều hơn.

Như vậy rõ ràng từ khóa trên tên miền (domain name) là không thể chối cãi!

Theo - Domain.name.vn

Google cho phép người sử dụng có thể cài đặt block domain name của mình

Có vẻ như cuộc chiến với những website chất lượng kém và những web chuyên "chôm" thông tin đang rất nóng lên khi Google vừa tạo thêm chức năng mới cho phép người sử dụng có thể khóa các domain name từ thanh công cụ tìm kiếm. Google tích hợp chức năng này trong trình duyệt Chrome.

Một khi bạn đã block domain, người sử dụng sẽ không còn thấy kết quả tìm kiếm đó trên thanh công cụ tìm kiếm của Google nữa. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn được nhắc nhở để "xóa" block, bên cạnh đó, bạn cũng có thể quản lý danh sách "khóa domain" từ bảng điều khiển của Google.

Một chức năng mới trong trình duyệt Chrome 9 và các phiên bản mới hơn, IE8, Firefox 3.5 và tất cả các phiên bản mới hơn. Google có kế hoạch mở rộng Ra những vùng địa phương hóa khác, nó hiện chỉ có thể sử dụng trong phiên bản tiếng Anh của Google.com và sẽ hỗ trợ các trình duyệt khác trong tương lai.

Điều quan trọng lưu ý rằng, đường dẫn để "khóa domain" không phải luôn xuất hiện cho tất cả các domain.

Một khi người sử dụng bắt đầu sử dụng chức năng này một số website có thể giảm traffic do không xuất hiện trên Google.

Với chức năng này, nếu một website bị quá nhiều người sử dụng "khóa" thì đó là lời cảnh báo cho Google biết nó đang có "vấn đề" và Google rất có thể sẽ xem trang web này là trang chứa thông tin xấu hoặc là các trang Sao chép thông tin.

Như vậy, Google là trang tìm kiếm đầu tiên cho phép người sử dụng có thể kiểm soát được thông tin tìm kiếm của mình. Với hệ thống "báo cáo" từ người sử dụng này, Google sẽ giúp người sử dụng loại bỏ được những website có thông tin xấu hoặc Sao chép. Chiến lược của Google đã rõ, với chiến lược này, người sử dụng sẽ là người có lợi nhất.

Là chủ web, bạn có muốn mình bị người khác Block thông tin không?

Theo - Domain.name.vn

Tên miền Việt sẽ đi về đâu?

Hiện nay VN cũng đã và đang dần hòa nhập quốc tế về thương mại điện tử, tên miền cũng là một trong những yếu tố quan trọng nếu muốn đạt được thành công khi quảng bá, giao dịch online.
Thế nhưng thực tế tại VN qua quan sát thì tôi nhận thấy tốc độ hoà nhịp cũng như nắm bắt về tầm quan trọng của tên miền và phát triển website hầu như là rất thấp.
Làm một phép thử thực tế tôi đã lướt qua một số trang web danh bạ website doanh nghiệp tại VN.
Tôi đã lọc Ra khoảng vài chục tên miền của các doanh nghiệp và dùng chức năng monitor theo dõi vòng đời của các tên miền này.
Sau khoảng 1 năm giám sát thì kết quả như sau.
- Chỉ tầm khoảng dưới 10% là website vẫn hoạt động và có cập nhật, duy trì thường xuyên (nằm vào những nhà kinh doanh khá thành công và tên miền khá đẹp)
- Trên 50% là website hầu như không cập nhật gì, thông tin rất cũ.
- Còn lại là website xuất hiện Ra cho có, tên miền thì khó nhớ không cập nhật thông tin, lượng khách thì quá ít. Một số tên miền để drop cũng không hay biết, vv...

Một số vấn đề thường gặp đối với doanh nghiệp VN (ở đây tôi chỉ bàn về vấn đề tên miền)
- Sử dụng tên miền rất dài và khó nhớ: VD tencongty-loaihinhsanpham.com, hay ctyxyz.com, vv...
- Sử dụng đuôi tên miền không phải .com (VD như net, org, net.vn, org.vn).
- Một số không có tên miền mà chỉ sử dụng subdomain (tên miền phụ).
Vv......

Vì những lý do trên đôi khi khách hàng muốn tìm đến sản phầm của chính công ty đó cũng đã rất khó khăn. Cho nên nắm bắt được tầm quan trọng của tên miền cũng sẽ là 1 cách đưa bạn quảng bá sản phẩm đến được với người dùng nhanh nhất và đỡ tốn kém cho sau này nhất.

Nếu công ty bạn là "tencongty" thì hãy cố gắng tậu ngay tencongty.com ngay khi còn có khả năng mua được và cần thiết có thể tậu thêm một số tên khác dạng như tensanpham-tencongty.com để phục vụ thêm cho SEO thì càng tốt.

Hãy nhanh chân đầu tư sớm cho tương lai để sau này không phải bỏ Ra số tiền gấp nhiều lần như thế. Một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng rất nhiều công ty lớn trên thế giới đã gặp trong quá khứ.
                        temien.com

Có nên đầu tư tên miền Tiếng Việt?

Dạo này thấy thị trường tên miền tiếng Việt có xu hướng hơi ảm đạm, một phần có lẽ cũng do giá tên miền hiện nay đã tăng hơn so với trước. Như vậy thì có nên đầu tư vào tên miền Tiếng Việt hay không?
Theo temien thì câu trả lời là có và không.
- Có: đầu tư những tên miền ngắn gọn, có nghĩa và nếu có thể thì nên chọn lĩnh vực phổ biến để nhiều người cùng cần và cùng tìm kiếm --> để thu lại chút ít tiền parking và lỡ may sau một số năm nữa nếu ế quá thì vẫn có thể sử dụng để phát triển website.
- Không: đừng đầu tư tiền vào những tên miền LAN man không có ý đồ rõ ràng hoặc quá dài dòng. Những tên miền thêm chữ vn, viet, online, 24h, dấu gạch ngang (-), chữ + số, ... đi kèm với một từ có sẵn thì đừng nên phí tiền đầu tư làm gì (ngoại trừ là từ cực đẹp, phổ biến hoặc bạn sẽ phát triển website đó).

Dù gì thì với nhận xét của bản thân temien thấy rằng tên miền Việt rất khó bán, giá khó cao và việc mua bán cũng còn khá đơn sơ chưa chuyên nghiệp hoá. Trong năm nay temien sẽ cho drop một loạt tên miền Tiếng Việt vì đầu tư không hiệu quả.
Nói đi thì cũng có nói lại là một số tên miền Việt tuy rằng chưa có AI hỏi mua bao giờ nhưng việc kiếm tiền parking thì lại rất tốt. Còn những tên miền dạng nào có khả năng kiếm tiền parking tốt thì temien sẽ đề cập đến trong bài viết sau.

Trên đây là một số ý kiến cá nhân mong giúp ích được phần nào cho các bạn đang đầu tư tên miền giống như mình. Chúc các bạn sẽ gặt hái được thành công trong lĩnh vực "domain name" này.
temien.com

Sai lầm khi đầu tư tên miền

Khi đã tham gia đầu tư một lĩnh vực nào đó đặc biệt là lĩnh vực tên miền chắc hẳn bạn cũng sẽ vướng phải > 1 lần hối tiếc không lớn thì nhỏ.
Hôm nay temien xin thống kê một số sai lầm mà nhiều domainer hay gặp phải, trong đó bản thân mình cũng bị:

1. Tham gia vào thị trường tên miền từ thời điểm sơ khai của VN và còn rất nhiều tên miền tốt quốc tế vẫn available nhưng không nắm bắt được giá trị của nó nên đã bỏ lỡ và chỉ mua những tên miền tệ hại khác.
Ví dụ vào thời điểm 1999-2000 còn rất nhiều tên miền CCC.com, NNNN.com, LLLL.com (loại dễ đọc như sohu chứ không phải LLLL linh tinh) còn trống. Thay vào đó lại đăng ký những tên miền của các ca sỹ, nghệ sỹ VN và ôm chờ drop hoặc ôm đến bây giờ mà chưa AI thèm hỏi mua (đầu cơ mà hihi).

2. Tiêu tốn nhiều tiền của vào những dot không phải .com ví dụ như .mobi, .ws, .Asia, .TV và đến nay thì chắc AI cũng biết kết quả của các loại tên miền này. Một lý do cho các bạn đang có ý định hoặc đang đầu tư tên miền .co, .vn với giá cao ngất ngưởng. --> Đôi khi bán sớm còn có giá hơn là ôm nằm chờ, hãy cẩn thận với những tên miền không phải dotcom.

3. Quá bận rộn không chịu vào email thường xuyên để xem thông tin hết hạn tên miền và để bị drop rất nhiều tên miền. Đến khi vào kiểm tra lại thì đã có chủ sở hữu mới.

4. Quá lười biếng không chịu lọc và lựa chọn những tên miền tốt giữ lại, loại bỏ những tên miền xấu mà để tất cả tự động gia hạn (auto renew) thế là đến kỳ gia hạn bạn sẽ mất một số tiền không nhỏ. Bạn nên hạn chế việc tự động gia hạn ở trong các tài khoản đăng ký tên miền vì thẻ tín dụng và paypal của bạn luôn đã được add sẵn rồi.

5.Bán đi một tên miền tốt với giá rẻ và người mua nó đã bán lại với giá gấp nhiều nhiều lần như thế.

6. Bỏ một số tiền kha khá Ra ẵm một em tên miền (mà mình tưởng là tốt) về và nằm chờ để drop hoặc bán với giá rẻ mạt.

7. Không biết tìm kiếm những nhà cung cấp tên miền giá rẻ để đăng ký. Tiêu tốn một khoản tiền lớn trong khi bạn có thể tìm được những mã giảm giá hoặc đàm phán giảm giá khi mua một lượng lớn tên miền. Ví dụ thay vì chỉ tốn khoảng $7.5 cho một tên miền nhưng bạn phải bỏ Ra $35, tức là bạn phung phí $27.5 cho một tên miền và mất $2750 cho 100 tên miền. <---- :(

8. Lỡ may sử dụng tên miền tại những nhà cung cấp tên miền dở tệ hoặc hỗ trợ kém VD 1and1, yahoo, domainpeople, ....

9. Quá tin tưởng vào các công cụ tên miền và phạm phải sai lầm. Công cụ chỉ là để tham khảo, đôi khi cũng có tác dụng cho nên phải chọn lọc. Hãy tự trau dồi kỹ năng thông qua các diễn đàn tên miền và thông qua nhiều sự góp ý của các domainer khác. <--- Đừng quá bảo thủ

10. Không sử dụng các dịch vụ parking để kiếm thêm tiền đậu tên miền mà để domain ở trạng thái không website hoặc under construction.

11. Mua bán tên miền với người dùng tài khoản paypal phi pháp. <---- Hãy sử dụng dịch vụ trung gian như sedo.

12. Khi có người hỏi mua tên miền trực tiếp, nên nhớ giá tên miền sẽ bằng giá trị định giá trung bình nhân với một hệ số > 1.5 vì khi có người hỏi trực tiếp thì khả năng bán giá cao hơn nhưng không áp dụng với người hỏi mua là VN nhé ;)

13. Đề phòng những tên miền có PR hoặc alexa rank giả mạo mà đặt giá quá cao để mua lại.

14. Không dành thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu thông tin qua các blog tên miền hay diễn đàn tên miền để tích luỹ kinh nghiệm.

Trên đây là một số kinh nghiệm từ bản thân và thu thập được, mong rằng những sai lầm của người khác sẽ là một bài học gì đó cho riêng mỗi người. Nếu bạn có thêm thông tin xin vui lòng bổ sung vào phần comment.
Theo temien.com
 

Mua bán tên miền liên hệ: info@elec.vn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More