Google

Kinh doanh tên miền: Giấc mơ “vàng”!

(Do Name) Việc các "tên miền" trùng với tên người nổi tiếng là những doanh nhân, hay tên miền trùng với tên ông chủ được rao bán với mức giá "chóng mặt", người at giật mình về một lĩnh vực kinh doanh vốn được coi là "mỏ vàng chưa được khai thác". Kinh doanh tên miền đã có từ lâu trên thế giới và là một thị trường đầy tiềm năng! Ở Việt Nam, đây vẫn là "mảnh đất" chưa được cày ải mà không phải nhà đầu cơ nào cũng để mắt tới!
 
 
Cho đến khi một số thông tin truyền thông trong nước đăng tải việc các "tên miền" trùng với tên người nổi tiếng là những doanh nhân, hay tên miền trùng với tên ông chủ được rao bán với mức giá "chóng mặt", người at giật mình về một lĩnh vực kinh doanh vốn được coi là "mỏ vàng chưa được khai thác".
 
Mỏ vàng?
Ở trên mạng, tên miền phamnhatvuong.com  (được cho là trùng tên với ông chủ Vincom), được rao bán với giá cố định là 100.000 USD. Cũng với giá này là tên miền trandinhlong.com (được cho là trùng tên với chủ tịch tập đoàn Hòa Phát). Ngoài Ra, còn có tên miền các nhân vật chính trị trong nước cũng được rao bán với mức 80.000 USD! Danh sách những tên miền được rao bán còn bao gồm: Skype.com - trùng tên một mạng xã hội lớn có giá được chào là 12.000 USD, hoặc các công ty, tập đoàn, ngân hàng như Vinamilk-group.com được rao bán 5000 USD,  navibank.net - 1500 USD.  Vinhhalong.com.vn cũng đang được rao đấu giá khởi điểm 1 USD. Trên đây chỉ là một vài ví dụ …

Trên thực tế có không ít vụ mua bán tên miền đình đám đã diễn Ra. Chẳng hạn như, đầu tháng 10/2010, tên miền Sex.com đã được bán với giá 13 triệu đô la! Công ty mua lại tên miền này là Clover Holdings Ltd, thông qua nhà môi giới tên miền số 1 thế giới hiện nay - Sedo.com. Sex.com trước đây từng được mua trong năm 2006 với mức giá khoảng 12 - 14 triệu đô la! Tin tức này làm sôi sục các nhà đầu tư tên miền trên thế giới và cũng khiến các nhà đầu tư trong nước đặt câu hỏi: Có lẽ nào kinh doanh tên miền tại Việt Nam còn bị bỏ ngỏ?
Đánh thuế giá trị tên miền
Tên miền - có thể hiểu nôm na như là một địa chỉ nhà và đó là nơi cư trú của bạn, nơi sẽ chứa đựng tài sản của bạn bao gồm các dữ liệu thông tin, hình ảnh, sản phẩm và thậm chí đó là một gương mặt đại diện của bạn - và Gương mặt đại diện này được thể hiện ở hình thức là giao diện một website.

Tuy nhiên, do là một địa chỉ nên tại địa chỉ này không nhất thiết phải dựng lên một ngôi nhà, mà chỉ cần là địa chỉ của mảnh đất tồn tại ở đó! Vậy nhưng, "mảnh đất" của thế giới thực khác xa với địa chỉ "mảnh đất" trong thế giới ảo! Điều này đòi hỏi phải hiểu rõ về tên miền trước khi có thể bắt đầu với việc kinh doanh tên miền. Trên thế giới, hiện việc kinh doanh tên miền đang trở thành một nền công nghiệp với sự cạnh tranh khá khốc liệt! Có những tỷ phú từ tên miền như Kevin Ham - người gốc Hàn sống tại Vancouver - được coi là một nhân vật có vai vế nhất trong lĩnh vực kinh doanh tên miền khi nắm giữ trong tay số địa chỉ web có tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu đô la. Với Kevin Ham, sở hữu tên miền nghĩa là kiểm soát một phần Internet!

Đầu tư tên miền tại Việt Nam hiện tại không phải là điều mới mẻ, tuy nhiên, đây là một lĩnh vực chưa phát triển và âm thầm hoạt động như một ngọn lửa âm ỉ đang chờ bùng cháy! Sự âm thầm này đang diễn Ra vì nhiều yếu tố - và phần lớn là do sự đánh giá chưa đúng về hiệu quả sinh lời của tên miền hay phát triển thương hiệu từ tên miền chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Có những doanh nghiệp sẵn sàng bỏ qua tên miền của mình nếu như phải mua với giá cao. Bên cạnh đó, do những tên miền quốc gia (có đuôi .vn, .com.vn) đang được coi là "tài nguyên quốc gia" nên đã có những chế tài quản lý chặt chẽ nhằm tránh đầu cơ, buôn bán tên miền. Tuy có tác dụng hạn chế đầu cơ nhưng việc này chưa chắc đã giúp việc sử dụng tên miền .vn hay .com.vn hiệu quả hơn.

Hiện tại có rất nhiều website trung gian - hay các website môi giới tên miền như raobandomain.com. Tại website này hiện có vô vàn tên miền đang được rao bán với giá cả rất đa dạng, từ 1 đô la tới cả triệu đô la, chẳng hạn vietnam24h.com được rao với giá 1000 đô la, thegioidep.info có giá 6666 đô la, hay maxxstyle.com là 50.000 đô la. Ấn tượng nhất là tên miền vietnamdomainnames.com đang được rao bán với giá tới 1 triệu đô la!
Trần Thị Cẩm Anh-dddn.com.vn

Tên miền tiếng Việt đăng ký thiếu nghiêm túc sẽ không được sử dụng

(Do Name) Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ về kết quả 3 tháng triển khai cấp phát miễn phí tên miền tiếng Việt, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết những tên miền tiếng Việt đăng ký thiếu nghiêm túc, thông tin cung cấp không đủ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không đúng đối tượng sử dụng... người đăng ký sẽ không được quyền sử dụng.
Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC - Ảnh Chinhphu.vn
Đã cấp miễn phí gần 320.000 tên miền tiếng Việt
Phóng viên (PV): Xin ông cho biết, kể từ thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cấp phát tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt từ ngày 28/4/2011 đến nay, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã cấp phát miễn phí bao nhiêu tên miền tiếng Việt? 

Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC: Kể từ thời điểm cấp phát tên miền tự do miễn phí 28/4/2011, cho đến nay đã có gần 320.000 tên miền tiếng Việt được cấp phát miễn phí.
PV: Việc đăng ký và thủ tục đăng ký, cấp phát tên miền miễn phí tên miền tiếng Việt đã có thời điểm xảy Ra quá tải chưa thưa ông?
Ông Trần Minh Tân: Trong những ngày đầu mở cửa cho đăng ký tự do tên miền tiếng Việt, cộng đồng người sử dụng rất quan tâm và chờ đón nên bình quân hệ thống tiếp nhận tới hơn 1 triệu truy vấn (request)/1 giờ nên có những thời điểm hệ thống đăng ký bị quá tải.
VNNIC đã phải khắc phục, nâng cấp mở rộng thêm máy chủ để hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng tiếp nhận kịp thời các yêu cầu của các chủ thể đăng ký.
PV: Ông có thể dẫn chứng việc một số tên miền tiếng Việt sau khi được cấp phép miễn phí đã hoạt động và hiệu quả Ra Sao, thưa ông?
Ông Trần Minh Tân: Có thể thấy rằng, tên miền tiếng Việt đang đón nhận nhiều sự quan tâm của cộng đồng Internet, đặc biệt đối với những đối tượng người dùng Internet ở nông thôn, nơi ít có điều kiện sử dụng thông thạo ngoại ngữ mà chủ yếu là bằng tiếng Việt, ngôn ngữ thuần Việt trên Internet.
Có thể ví dụ như việc cấp tên miền http://nộnkhê.vn/ của cộng đồng người dân làng Nộn Khê, với tên miền tiếng Việt này đã đem đến cho họ sự rõ nghĩa trong việc thể hiện tên miền (khác với tên miền nonkhe.net) và cũng là trải nghiệm mới lạ đối với người sử dụng ở đây.
Ngoài Ra, những tên miền ngắn gọn như cáđiêuhồng.vn được dùng thay thế cho tên miền: http://quangbasanpham.vn/gian-hang/762/trai-ca-dieu-hong-minh-quan.html là một ví dụ cho thấy tính tiện dụng, hiệu quả khi dùng tên miền tiếng Việt thay cho những tên miền truyền thống dài hoặc phức tạp. 
Sẽ tiến hành hậu kiểm, thu hồi những tên miền vi phạm

PV: Tuy nhiên, có một thực tế là, có những trường hợp đăng ký tên miền tiếng Việt thiếu nghiêm túc, không phù hợp với thuần phong mỹ tục hoặc không đúng đối tượng sử dụng. Vậy xin ông cho biết chế tài đối với những hành vi này hiện là như thế nào?
Ông Trần Minh Tân: Quy định về quản lý tên miền tiếng Việt không có gì khác quy định quản lý tên miền truyền thống không dấu với phần mở rộng ".vn". Cơ sở pháp lý là Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. 
Theo đó, tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt. 
Những tên miền tiếng Việt đăng ký thiếu nghiêm túc; thông tin cung cấp không đủ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục; không đúng đối tượng sử dụng... người đăng ký sẽ không được quyền sử dụng. VNNIC sẽ tiến hành hậu kiểm và có quyền thu hồi những tên miền vi phạm.
PV: Với những tên miền tiếng Việt đã cấp nhưng không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích, VNNIC sẽ giải quyết như thế nào?
Ông Trần Minh Tân: Sau khi đăng ký tên miền tiếng Việt, các chủ thể đăng ký có thể sử dụng tên miền của mình để chuyển hướng (redirect) đến các website sẵn có sử dụng tên miền truyền thống.  
 
Đã có gần 320.000 tên miền tiếng Việt được cấp phát miễn phí - Ảnh minh họa
Do có nhiều chủ thể đã đăng ký tên miền tiếng Việt nhưng chưa có website với tên miền truyền thống nên việc chưa sử dụng tên miền tiếng Việt cũng khá phổ biến. Trong thời gian tới, VNNIC sẽ cùng với đối tác là Nhà đăng ký tên miền cung cấp dịch vụ website miễn phí cho người sử dụng, nhằm khuyến khích việc đưa tên miền tiếng Việt vào sử dụng trong thực tế.
Đối với những tên miền tiếng Việt có dấu hiệu sử dụng sai quy định sẽ căn cứ theo Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT để xem xét, xử lý theo quy định như đã nói ở trên. 
Trường hợp website sử dụng tên miền tiếng Việt có nội dung vi phạm, VNNIC sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Thanh tra), các Sở Thông tin và Truyền thông để xem xét, xử lý vi phạm.
PV: Về tổng quát, xin ông cho biết ý nghĩa của việc cấp phát miễn phí tên miền tiếng Việt từ ngày 28/4/2011 có ưu điểm gì so với quy định trước đây, cũng như có tác dụng gì đối với công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề tên miền trong thời gian tới?
Ông Trần Minh Tân: Giai đoạn triển khai cấp phát tự do miễn phí tên miền tiếng Việt từ 28/4/2011 là giai đoạn 2 trong lộ trình cấp phát tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt. 
Trước đó, giai đoạn 1 (đăng ký ưu tiên) đã được triển khai từ ngày 10/1/2011 đến hết ngày 27/4/2011. 
Từ thời điểm 10/1/2011, khác với việc đăng ký tên miền tiếng Việt trước đây, VNNIC sẽ cho phép đăng ký tên miền tiếng Việt độc lập thay vì chỉ được cấp kèm theo tên miền truyền thống. Điều này giúp tăng thêm một lựa chọn hữu ích cho người sử dụng Internet, đặc biệt đối với những đối tượng thích sử dụng ngôn ngữ thuần Việt.
Đối với công tác quản lý, tên miền tiếng Việt cũng nằm trong hệ thống tên miền quốc gia ".VN" của Việt Nam nên cũng chịu sự quản lý thống nhất theo Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Diên - Minh Diễm thực hiện
Theo Chinhphu.vn
 

Dynadot dịch vụ backorder tên miền mới xuất hiện

(Do Name) Tên miền là cửa ngõ tiếp cận và quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất trong thời đại kỷ nguyên số,nhận thức được tầm quan trọng đó nên không ít cá nhân,doanh nghiệp đã đăng ký giữ chổ tên miền dù chưa có kế hoạch kinh doanh .Ngoài Ra nạn đầu cơ tên miền diễn Ra ngày càng mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước nên việc đăng ký được tên miền tốt,đẹp có lợi cho chủ sở hữu ngày một khó khăn vì tên miền là duy nhất.


Thế nhưng một dịch vụ đã tồn tại khá lâu có thể giúp bạn có thêm cơ mai sở hữu được tên miền mong muốn dù tên miền đã bị đăngký -đó là dịch vụ backorder tên miền.

Nếu bạn đang lưu tâm đến một tên miền nào đó thì chờ đợi cơ hội một tên miền nào đó sắp hết hạn để đăng ký thì hãy sử dụng dịch vụ backorder để có thể sở hữu được tên miền mà bạn thích.


Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bạn một trang cung cấp dịch vụ backorder mới xuất hiện trong thời gian gần đây.Đó là trang Dynadot

Do là tân binh và cũng để cạnh tranh với các "ông lớn" như: Pool.Com ,SnapNames.com,NameJet.Com nên Dynadot có những chiến lược kinh doanh nhằm thu hút khách hàng

- Khi sử dụng dịch tại đây khách hàng sẽ không phải thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào cho đến khi tên miền được backorder thành công.

- Các tên miền có nhiều hơn một người backorder sẽ được tiến hành đấu giá ở chế độ riêng tư.

- Đặc biệt là giá tối thiểu rất "mềm" chỉ có 11.75USD / tên miền.Trong khi đó Pool.Com (phí tối thiểu 60USD),SnapNames.Com (phí tối thiểu 59USD),NameJet.Com (phí tối thiểu 69USD)


Quan tâm có thể thêm chi tiết tại đây
Theo dktm

Khai trương trang web Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

(Do Name) Sau một thời gian thử nghiệm, sáng 17-8, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam chính thức tổ chức gặp mặt báo chí Ra mắt Website có tên miền: http//www. Trianlietsi.vn . Đây là cơ quan ngôn luận của Hội được Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin-truyền thông) cấp giấy phép hoạt động vào 4-8-2011.


Website trianlietsi.vn có chức năng, nhiệm vụ chính là thông tin, phản ánh các hoạt động của Hội, nhằm tôn vinh, tri ân các liệt sĩ, gia đình liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cung cấp thông tin trên mạng Internet nhằm hỗ trợ các gia đình liệt sĩ trong việc tìm kiếm hài cốt, mộ chí, xác định danh tính qua xét nghiệm AND, qua thông tin đồng đội và nhân dân về các liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Mặt khác, trang web còn có chức năng thông tin về các liệt sĩ chưa rõ danh tính để tìm người thân.


Website còn có các chuyên mục: Trang vàng liệt sĩ ; Những tấm lòng vàng ; Văn hóa – Xã hội... mà ở đó có những tác phẩm văn học nghệ thuật viết về những người anh hùng liệt sĩ, viết về những tấm lòng vàng vì công cuộc tôn vinh, tri ân liệt sĩ.


Ông Nguyễn Hùng Phong – Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn trang web trở thành cầu nối giữa Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ họ trong cuộc sống, đồng thời, tư vấn cho các gia đình liệt sĩ về các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với liệt sĩ; đăng tải những thông tin về các hoạt động tôn vinh, tri ân liệt sĩ, góp phần cùng cộng đồng xã hội giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam".


Ông Phan Văn Quý, Đại diện Tổng công ty Thái Bình Dương, doanh nghiệp gắn bó và đồng hành với Hội và Website, người đưa Ra ý tưởng để lập chuyên mục " Trang vàng liệt sĩ" trên trang web với kỳ vọng: "Ngoài danh sách gần 1,2 liệt sĩ đã ngã xuống, chúng tôi mong muốn, sau mỗi một cái tên liệt sĩ được tôn vinh, là những câu chuyện kể về trận đánh, về mảnh đất là mỗi liệt sĩ đã ngã xuống, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Để làm được điều này, cần sự giúp đỡ, Chung tay của rất nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đơn vị chiến đấu của các liệt sĩ".


Phóng viên Trần Phú Sơn, báo Quân đội Nhân Dân, phụ trách nhiều năm chuyên mục nhắn tìm đồng đội, cho biết: "Hiện có gần 300 nghìn mộ liệt sĩ chưa được quy tập trong các nghĩa trang liệt sĩ. Trong khoảng 900 nghìn mộ đã được quy tập, chỉ 450 nghìn mộ có danh tính, nhưng chỉ khoảng 270 nghìn gia đình liệt sĩ biết người thân họ đã nằm chính xác tại nghĩa trang nào. Còn lại 230 nghìn liệt sĩ đã quy tập, nhưng gia đình không được biết. Do vậy, hy vọng, từ những thông tin chính xác, cụ thể nhất mà trang web cung cấp, hàng trăm nghìn ngôi mộ liệt sĩ sẽ được tìm được người thân của mình.

Theo ĐẶNG THANH HÀ-nhandan.com.vn

Hàng loạt thương hiệu và tên miền đẹp + 24g và 24h được đăng ký

(Do Name) Trong tuần qua hàng loạt thương hiệu và tên miền đẹp + 24g và 24h đã được Công ty Cổ phần Thương Mại Nguyễn Kim đăng ký. Ngoài các tên miền dotCom mà còn các tên miền dotVN như sau:
Amazon24g.com.vn
Amazon24g.vn
Amazon24h.com.vn
Amazon24h.vn
Dienmay24g.com.vn
Dienmay24g.vn
Dienmay24h.com.vn
Dienmay24h.vn
Ebay24g.com.vn
Ebay24g.vn
Ebay24h.com.vn
Ebay24h.vn
Google24g.com.vn
Google24g.vn
Google24h.com.vn
Google24h.vn
Htv24g.com.vn
Htv24g.vn
Htv24h.com.vn
Htv24h.com.vn
News24g.com.vn
News24g.vn
Stock24g.com.vn
Stock24g.vn
Tintuc24g.com.vn
Tintuc24g.vn
Vn24g.com.n
Vn24g.com.vn
Vnexpress24g.com.vn
Vnexpress24g.vn
Vnexpress24h.com.vn
Vnexpress24.vn
 
Thời gian Nguyễn Kim đã mỡ hàng loạt Store Thế giới số 24G cùng với website đang xây dựng hoàn thiện với tên miền www.thegioiso24g.com
 
Như vậy cùng lúc NK đăng ký những tên miền có tiền tố +24g sẽ sủ dụng như thế nào nhé?. Trong đó có cả các tên thương hiệu nổi tiếng như: Google, Ebay, Amazon,..
 
Trần Lâm - All.name.vn

Hàng loạt thương hiệu và tên miền đẹp + 24g và 24h được đăng ký

(Do Name) Trong tuần qua hàng loạt thương hiệu và tên miền đẹp + 24g và 24h đã được Công ty Cổ phần Thương Mại Nguyễn Kim đăng ký. Ngoài các tên miền dotCom mà còn các tên miền dotVN như sau:
Amazon24g.com.vn
Amazon24g.vn
Amazon24h.com.vn
Amazon24h.vn
Dienmay24g.com.vn
Dienmay24g.vn
Dienmay24h.com.vn
Dienmay24h.vn
Ebay24g.com.vn
Ebay24g.vn
Ebay24h.com.vn
Ebay24h.vn
Google24g.com.vn
Google24g.vn
Google24h.com.vn
Google24h.vn
Htv24g.com.vn
Htv24g.vn
Htv24h.com.vn
Htv24h.com.vn
News24g.com.vn
News24g.vn
Stock24g.com.vn
Stock24g.vn
Tintuc24g.com.vn
Tintuc24g.vn
Vn24g.com.n
Vn24g.com.vn
Vnexpress24g.com.vn
Vnexpress24g.vn
Vnexpress24h.com.vn
Vnexpress24.vn
 
Thời gian Nguyễn Kim đã mỡ hàng loạt Store Thế giới số 24G cùng với website đang xây dựng hoàn thiện với tên miền www.thegioiso24g.com
 
Như vậy cùng lúc NK đăng ký những tên miền có tiền tố +24g sẽ sủ dụng như thế nào nhé?. Trong đó có cả các tên thương hiệu nổi tiếng như: Google, Ebay, Amazon,..
 
Trần Lâm - All.name.vn

Apple tích cực "đăng ký","chuyển nhượng" tên miền để bảo vệ thương hiệu

Trong một nỗ lực để sở hữu nhiều nhất có thể các tên miền, Apple vừa mua lại html5.com và bây giờ tên miền đã được dẫn đến trang web của Apple.

HTML5 được xem là công nghệ web trong tương lai - HTML5 là phiên bản tiếp theo của HTML. Nó được phát triển thêm 1 số nhóm phần tử mới sẽ tối ưu hóa trang web của chúng at hơn. Điều này sẽ làm website của bạn dễ dàng được các bộ máy tìm kiếm biết đến hơn. Ngoài Ra, HTML 5 cũng sẽ bao gồm các hàm API mới nhằm hỗ trợ tốt hơn cho tính truyền thông bởi các thao tác vẽ đồ họa trên màn hình, lưu trữ dữ liệu ngoại tuyến, kéo và thả ..v…v…….Việc Apple đi trước các đối thủ như: Google và Microsoft để sở hữu tên miền html5.com được xem là một động thái khôn ngoan và điều chắc chắn Apple sẽ chiếm được lợi thế trong tương lai.

Một Minh chứng rõ ràng là khi Apple nhanh chân "cỡm" và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có liên quan  "app store" và hãng cũng không quên sở hữu luôn Appstore.com và với "app store" Apple đã làm nghẹt thở các đại gia công nghệ như Mircrosoft cùng các tập đoàn công nghệ lớn như HTC, Nokia và Sony Ericsson và các công ty này đã đệ đơn kiện nhãn hiệu độc quyền của Apple ở châu Âu, trước đó, Amazon cũng đã có động thái tương tự. Các hãng này cho rằng "App Store" là nhãn hiệu quá Chung Chung và cần bị loại bỏ, tờ TheRegister cho biết.

Hiện tại các tranh tụng về "App Store" vẫn chưa ngã ngũ nhưng khi nhắc đến App Store người at nghĩ ngay đến Apple.Và HTML5 có thể là một chiêu bài tương tự chăng ...?

Apple đã bắt đầu nhiều chiến dịch tích cực để có được tên miền càng nhiều càng tốt. Gần đây, công ty mua lại 50 tên miền liên quan đến hệ điều hành X Lion và iCloud, chẳng hạn như appleairplaymirroring.com, airplaymirroring.com, appledocumentsinthecloud.com, applegestures.com, appleicloudphotos.com, appleicloudphotostream.com, appleimessage.com, appleimessaging.com và appleiosv.com.

Hơn nữa, một vài ngày trước, Apple cuối cùng đã sở hữu hai tên miền liên quan đến sản phẩm iPhone:  iPhone4.comWhiteiPhone.com.

Tuy nhiên, Apple vẫn có một chặng đường dài để có được tất cả các tên miền liên quan đến Apple. Họ chắc chắn phải bắt đầu cố gắng để có được iPhone5.com iPad.com. 

Microsoft mua lại tên miền Sitemap.org từ Google

Microsoft vừa mua lại tên miền Sitemaps.org từ Google. Theo whois Google sở hữu tên miền cho đến ngày 16 tháng 6 năm 2011.Tuy nhiên, ngày 18 tháng 6 năm 2011, Microsoft được liệt kê là chủ sở hữu của Sitemaps.org.

Tên miền giải quyết đến một trang web cung cấp thông tin về bản đồ website,tên miền lưu trữ trên các máy chủ Yahoo....

Web.com mua hãng Network Solutions

Hôm 3/8/2011 vừa qua, Web.com cho biết đã đạt thỏa thuận mua lại Network Solutions, hãng đăng ký tên miền, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về dịch vụ tiếp thị trực tuyến.
Web.com sẽ trả cho Network Solutions 405 triệu đô la Mỹ (~ 8.100 tỷ đồng) tiền mặt cùng 18 triệu cổ phiếu phổ thông của Web.com. Dự kiến thỏa thuận mua lại này sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9/2011.

Cả Web.com và Network Solutions đều là các nhà đăng ký tên miền, bên cạnh đó họ còn cung cấp các dịch vụ web như tiếp thị trực tuyến, thương mại điện tử, nhắm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn dịch vụ thiết lập trang tiếp thị trên Facebook.

Web.com cho biết bên cạnh các doanh nghiệp lớn với nguồn lực tiếp thị toàn cầu, các doanh nghiệp nhỏ giờ đây cũng tiếp cận các giải pháp tiếp thị trực tuyến qua Internet khá nhanh, họ hướng đến các giải pháp tìm kiếm thông tin trực tuyến địa phương, truyền thông đa phương tiện…

Web.com và Network Solutions hiện có khoảng 3 triệu khách hàng, quản lý trên 9 triệu tên miền, cả 2 hãng có hơn 1.900 nhân viên, tính đến tháng 6/2011. Sự kết hợp của 2 hãng sẽ giúp họ cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ khác, chẳng hạn GoDaddy.com, hiện quản lý 48 triệu tên miền, với hơn 9 triệu khách hàng trên toàn cầu.

Năm 2010, Web.com mua lại Register.com, nhà đăng ký tên miền, thiết kế web, có hơn 800 nghìn khách hàng.

Theo Pcworld.com.vn

Doanh nghiệp mua tên miền .xxx để bảo vệ thương hiệu

Bốn trong số năm doanh nghiệp đã đăng kí tên miền .xxx cho hay họ không có ý định tham gia vào ngành công nghiệp "người lớn" mà chỉ để bảo vệ thương hiệu của mình.

Easyspace, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ đăng kí tên miền lớn nhất nước Anh đã đưa Ra con số thống kê trên. Công ty này chỉ Ra rằng chỉ có 20% trong số hàng nghìn doanh nghiệp tiến hành đăng kí tên miền .xxx muốn kinh doanh các loại hình giải trí "người lớn".

"Số còn lại nhanh tay đăng kí chỉ vì họ nhận Ra sự cần thiết trong việc bảo vệ danh tiếng của mình, tránh bị sử dụng vào các mục đích nhạy cảm", giám đốc điều hành của Easyspace – Sarah Haran – cho hay.

Các nhà hoạt động xã hội phản đối việc sử dụng tên miền mức .xxx cho rằng nếu tất cả các doanh nghiệp đều phải đăng kí tên miền chỉ với mục đích này thì mỗi năm họ sẽ phải lãng phí một khoản tiền. Đối với các công ty lớn, sở hữu nhiều tên miền thì chi phí bỏ Ra là không nhỏ trong khi hầu hết khoản tiền này rơi vào các công ty đăng kí tên miền.

Thậm chí, gần đây ICM Registry – công ty đề xuất ý kiến sử dụng tên miền .xxx – còn đưa Ra gói dịch vụ cho phép các khách hàng trả khoản phí một lần để loại trừ việc sử dụng một tên miền vĩnh viễn. Giá cả không được tiết lộ nhưng nhiều người cho rằng đây là con số không hề nhỏ.

Các trang web sử dụng tên miền người lớn đã bắt đầu xuất hiện với số lượng nhỏ trong thời gian gần đây. Hầu hết những người ủng hộ đều cho rằng đây là một cách tốt để quản lý có hiệu quả các trang web khiêu dâm.

Tuy nhiền, nhiều tổ chức xã hội, quốc tế thì kịch liệt phản đối việc này do lo ngại có thể ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt là trẻ em.

Dung Nguyễn (theo Pcworld) - theo VTC

Ebay nộp đơn đòi 15 tên miền liên quan thương hiệu

EBay gần đây đã đệ đơn  với WIPO khiếu kiện 15 tên miền tranh chấp liên quan đến thương hiệu eBay .Tất cả 15 tên miền thuộc sở hữu của Maria Vieites Cecilia. 


Các tên miền tranh chấp là:
Ebay-anuncios.com
Ebayanuncios.info
Ebay-anuncios.net
Ebaycoches.info
Ebaycoches.net
Ebaycoches.org
Ebayempleo.info
Ebayempleo.net
Ebayempleo.org
Ebaymotos.info
Ebaymotos.net
Ebaymotos.org
Ebaypisos.info
Ebaypisos.net
Ebaypisos.org
 EBay sở hữu và đăng ký bảo hộ thương hiệu có chứa từ "eBay", rõ ràng rằng các tên miền tranh chấp tương tự và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của nó . Trường hợp này vẫn chờ kiểm tra tại Trung tâm Trọng tài WIPO 

Power.com được đưa lên sàn đấu giá với kỳ vọng phá mọi kỷ lục trước đây

Power.com đang chuẩn bị được đưa lên sàn đấu giá khá kén người được tổ chức bởi đơn vị tư nhân Rokme.
Để tham gia đấu giá domain cực đỉnh này không phải là điều đơn giản, bạn phải trả 2.500 USD chỉ để được tham dự. Chi phí này sẽ không được hoàn lại dù người tham gia đấu giá có thắng hay không.
Phiên đấu giá đặc biệt này dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 22/9/2011.

Domain Power.com mãi đến năm 2002 mới được đăng ký (tôi không hiểu vì Sao? Có thể năm 2002 đã có 1 vụ chuyển nhượng kín?). Mọi thông tin đấu giá cho đến hiện nay đều được bảo mật và phía Rokme chỉ công bố kết quả nếu được phép của chủ sở hữu, người đấu giá thắng trong cuộc đấu giá này.

Kẻ đánh cắp domain p2p.com bị phạt 5 năm tù

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Google tung Ra đường dẫn ngắn gọn g.co

Một lần nữa domain .co lại được tôn vinh. Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các công ty đã dùng domain .Co như 1 shortcut để dẫn về trang của mình. Đó là trường hợp của www.o.co, www.t.co thì đến hôm nay ông lớn trong làng Internet Google đã chính thức công bố shortcut cho trang Google.com là www.g.co

Hiện tại theo quan sát của tôi, khi vào trang này, thì Google đang thông báo dòng chữ sau:

"You've arrived at this page because you typed or linked to "g.co", Google's official URL shortcut just for Google websites.
Whenever you see a short "g.co" link, you can trust that it will always take you to a Google product or service.
We also have a public URL shortener at goo.gl. You can use this to shorten up URLs across the web"

Như công bố ở trên, Google đã khẳng định www.g.co là URL chính thức chỉ dùng cho các website của Google.

www.g.co quả là cái tên dễ nhớ. Khi Google chưa nổi tiếng, quả thật gõ từ Google là một điều khó khăn. Nhưng với G.co thì mọi chuyện đã hoàn toàn dễ dàng.

Facebook dự kiến làm gì với domain mới FBfeedback.com

Vừa qua, Ông trùm mạn xã hội đã công khai đăng ký FBFeedback.com và gây được tò mò của cư dân mạng. Các comment ngay trên Facebook.com cũng đã công khai trao đổi về việc này. Nhưng sự thật đằng sau việc sử dụng domain FBfeedback.com của Facebook là gì?

Hiện tại, không có thông tin gì về FBFeedback chính thức, không có cả website nhưng Facebook đã bắt đầu xây dựng Facebook Help Center (Trung tâm hỗ trợ Facebook) và mọi người đều cho rằng đây là động thái chuẩn bị cho việc đưa vào sử dụng FBfeedback.com.



Tôi cho rằng mọi chuyện cũng bình thường và cũng chẳng có gì đáng phải bàn hiện nay. FB đơn giản chỉ muốn xây dựng một trung tâm hỗ trợ khách hàng, ghi nhận những ý kiến đóng góp để cải tiến dịch vụ của mình trong bối cảnh Google tung Ra con át chủ bài Google Plus. Có vẻ những tín đồ của FB đã quá khích khi đưa Ra nhiều "tưởng tượng' như hiện nay.

Dù thế nào đi chăng nữa, trong vài năm vừa qua, có 1 làn sóng diễn Ra đó là các ông lớn đã không sử dụng subdomain cho dịch vụ của mình mà mua domain chính thức cho dịch vụ đó. Ví dụ Facebook có thể dùng feedback.Facebook.com để làm cho dịch vụ này, nhưng họ đều dùng FBfeedback.com. Điều này cũng dễ hiểu vì khi đã là ông lớn, sẽ không còn khái niệm tăng traffic nhưng các công ty Việt Nam đang dùng (dùng subdomain giúp tăng traffic của domain chính).


Nói tóm lại, không có gì phải bàn cãi và chỉ cần chờ đợi, câu trả lời sẽ được FB trả lời mà thôi. Nôn nao để làm gì nhỉ?

Bonus: Đây là thông tin Whois của domain FBfeedback.com

Registrant:
        Domain Administrator
        Facebook, Inc.
        1601 S. California Ave
         Palo Alto CA 94304
        US
    Domain Name: fbfeedback.com
        Registrar Name: Markmonitor.com
        Registrar Whois: whois.markmonitor.com
        Registrar Homepage: 'http://www.markmonitor .com
Administrative Contact:
        Domain Administrator
        Facebook, Inc.
        1601 S. California Ave
         Palo Alto CA 94304
        US
    Created on…………..: 2011-07-25.
    Expires on…………..: 2013-07-25.
    Record last updated on..: 2011-07-25.

Mua bán tên miền liên hệ: info@elec.vn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More